Tử vi phong thủy của phương Đông cũng giống như chiêm tinh của phương Tây, đều được phát triển từ thời xa xưa, khi con người có nhận thức và tiếp xúc nhiều với thế giới vật chất bên ngoài. Họ nhận thấy có sự tương quan giữa bản thân mình với những ngôi sao trên trời, với địa thế nhà cửa mình đang ở, với môi trường xung quanh mình đang sinh hoạt…cũng từ đó các quan niệm khác nhau ra đời.
Trong quá trình phát triển của con người luôn có mặt của những con số. Có số được quan niệm là đem lại may mắn, sức khỏe, hạnh phúc thì cũng có những con số mang tới vận xui rủi, chia li.
Đối với văn hóa phương Đông, trong quan niệm của tử vi phong thủy thì các con số 3, 5, 7, 9 là dương và số âm 2, 4, 6, 8 là âm kết hợp với nhau âm dương tạo nên sự cân bằng hòa hợp, đồng thời tạo nên “Cát” “Hung”.
Các số 0, 1, 9 chí có ý nghĩa khi đứng chung với các số khác, số 1 tượng trưng cho sự bắt đầu của vạn vật, số 9 tượng trưng cho sự kết thúc, số 0 tượng trưng cho “vô” là “vô cùng” nhưng cũng là “không có gì”.
1. Số “Cát” trong Phong Thủy
Số 0: tuy là một số vô nghĩa khi đứng lẻ nhưng cũng là số âm, thích hợp cho phụ nữ. Ngược lại 9 dương phù hợp với nam giới. 09 hợp thành âm dương hòa hợp rất tốt vì thế là các đầu số 09 hay số 00, 0000, 000000 rất có giá.
Số 2 (mãi mãi): được xem là may mắn bởi vì tượng trưng cho “có đôi có cặp”, thể hiện sự cân bằng âm – dương, kết hợp tạo thành Thái lưu, nguồn gốc của vạn vật.
Số 6 (Lộc): Số 6 với 1 nét cong vào thân, ý như lộc sẽ luôn vào nhà. Không những thế ta có thể thấy số 6 có mặt ở nhiều mặt trong cuộc sống như trong hình khối thì lục giác được đánh giá là khối vững chãi nhất.
Theo phật giáo con người có Lục căn (Mắt, Mũi, Tai, Lưỡi, Da, Tư tưởng), Lục thân (Cha, Mẹ, Vợ, Con, Anh chị, Em). Người ta tin tưởng số 6 hơn cũng bởi theo phiên âm Hán – Việt số 6 đọc là Lục, lái lại 1 tí là “Lộc” mang ý nghĩa may mắn, thuận lợi, có nhiều lộc.
Không những thế trong tiếng Trung số 6 đọc là “liù” đồng âm với từ “sức khỏe” cho nên cũng rất được ưa chuộng.
Số 8 (Bát – Phát): là số cực kỳ may mắn, Số 8 còn biểu tượng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu, tượng trưng “Phát” biểu tượng cho phát đạt, thịnh vượng, giàu có và cũng là 8 điều bất tử trong đạo Lão và bát chánh trong Phật giáo, gương bát quái cũng nhằm để xua đuổi ma quỷ.
Người Phương Đông xem số 8 là số may mắn, nhất là chúng ta đang sống trong kỳ Bát Vận (2004 – 2023). Đối với số điện thoại, số thẻ tín dụng và số tài khoản, người Phương Đông muốn con số cuối cùng là số 8.
Họ tin rằng điều này sẽ mang lại may mắn về mặt tài chính. Nếu đứng trước số 8 là số 6, 7, 8 hoặc 9 thì vận may đó tăng gấp đôi.
Số 9 (Cửu – trường tồn mãi): tượng trưng cho sự vĩnh cữu, là con số của an lành, hạnh phúc, may mắn và nhiều người thích số này hơn cả vì nó tiệm cận đến sự viên mãn, tròn đầy, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tiếp tục sinh sôi, phát triển.
Số 9 gắn liền với văn hóa phương Đông mở mọi mặt, 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh cúa vua chúa, 9 được gắn cho sự hoàn thiện đến mức khó đạt đến: “Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao”…
Số 9 trong toán học còn được phân tích với rất nhiều lý thú và gắn nhiều với truyền thuyết lịch sử.
2. Số “Hung” trong Phong Thủy
Số 1 (chắc chắn): trong tình yêu số 1 biểu thị tình yêu duy nhất. Một chú rể Trung Quốc đã tặng vợ 111 hoa hồng trong ngày cưới của họ để cho cô ấy biết anh sẽ không bao giờ yêu người khác.
Tuy nhiên số 1 là số cô đơn luôn đem lại điềm gở, cũng là con số của các vị thần thánh, của hoành đồ, được hiểu như là con trai của cõi trời. Số một tượng trưng cái đỉnh tối thượng, đỉnh núi cao, độc nhất không còn ai khác nữa.
Chúng ta, con người không thể nắm giữ vị trí này lâu dài, vì nó đơn độc và hiểm nghèo, bởi đơn giản chúng ta không phải là thần thánh. Chỉ thần thánh mới nắm giữ được vị trí này mãi mãi.
Số 3 (Tài): được xem là con số vững chắc, như kiềng ba chân là một hình thức vững chắc nhất. Người Trung Quốc có câu “ba với ba là mãi mãi” bất tận và biểu tượng hy vọng trường thọ.
Phong thủy dùng nhiều lĩnh vực số học trong việc bài trí các đồ vật và con số ba là con số đặc biệt hữu dụng cho việc tăng thêm vẻ vững chắc khi đập mắt vào và sự hài hòa của một môi trường, người xưa thường dùng các trạng thái, hình thể gắn với con số 3 như: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ), Tam đa (Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ), Tam tài (Thiên, Địa, Nhân) …;
Nhưng số 3 cũng đại diện cho 3 giai đoạn trong đời người (sinh ra, hôn nhân, cái chết). Trong đó, cái chết là điều mà người ta sợ nhất.
Số 4 (Tử): Đây là con số kém may mắn. trong cách phát âm tiếng Trung Quốc, số 4 phát âm “Tứ” nghe giống “tử” (chết). Nên tránh để số 4 là số ở cuối cùng dãy số của bạn.
Những gì liên quan đến số 4 cũng được cho là không may mắn, ví dụ chung cư tầng 4 giá bán giá thuê cũng rẻ hơn.
Số 5 (Ngũ): Số 5 là số Vua, thuộc hành Thổ, màu Vàng. Ngày xưa những ngày 5, 14 (4+1=5), 23 (2+3=5) là những ngày Vua thường ra ngoài nên việc buôn bán bị ảnh hưởng.
Bây giờ không còn Vua nữa nên mọi người đi đâu vào ngày này thường ít đông và dễ chịu. Không hiểu sao người lại kiêng đi lại ngày này.
Con số này có liên quan đến “không” trong đó thể hiện “không thể” hoặc “không thịnh vượng”, có nghĩa là bất cứ điều gì tiêu cực và do đó nó được coi là không may mắn. Nếu kết hợp với một số không may mắn như số 4 là 54 sẽ là “không chết”, đây là số tốt; trong khi kết hợp với số may mắn như 528 có nghĩa là “không may mắn cho bạn” lại là một số rất xấu.
Số 7 (Thất – mất): Đây là một số không may mắn, những người theo đạo Phật tin rằng trong suốt tháng 7 (âm lịch) tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trở lại dương gian.
3. Các con số dân gian:
*Ngày Nguyệt kỵ:
“Mùng 5, 14, 23, đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”, đây là những ngày mà bạn làm gì cũng khó thành công. Ngoài lý do “số hung” thì những ngày cộng lại bằng 5 này là những ngày “nguyệt kỵ” trong một tháng. Một số sách cổ gọi 3 ngày này là ngày Lý Nhan, kiêng kỵ cưới hỏi, đi xa:
“Niên niên nguyệt nguyệt tại nhân gian
Tùng cổ chí kim hữu văn tự
Khẩu khẩu tương truyền bất đẳng dấu
Vô sự vu tử chi xã tắc
Lý nhan nhập trạch táng 3 nam
Mùng 5 phạm ly tán gia trưởng
14 phùng chi thân tự chướng
23 hành thuyền lạc thuỷ lâm quan sự
Giai nhân Mộ khán nhị thập tam.”
*Ngày Tam nương sát:
“Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất ( đầu tháng ngày 3, ngày 7 )
Trung tuần Thập tam Thập bát dương ( giữa tháng ngày 13, ngày 18 )
Hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất (cuối tháng ngày 22, 27 )”
Những ngày này, xuất hành hoặc khởi đầu làm việc gì đều vất vả không được việc.
4. Số hạt vòng tay phong thủy có ý nghĩa gì?
Có một số quan niệm về số lượng hạt vòng tay phong thủy gắn liền với vòng luân hồi “sinh, lão, bệnh, tử”, theo đó nếu đếm từ 1 đến 4 theo thứ tự sinh- lão- bệnh- tử và lặp lại thì số 5 sẽ đứng chữ sinh, số 6- 7- 8 sẽ lần lượt đứng vào chữ lão- bệnh- tử. Tương tự như vậy nếu vòng tay phong thủy có 16 hạt sẽ đứng chữ tử, 17 hạt sẽ đứng chữ sinh, 18 hạt sẽ đứng chữ lão và 19 hạt sẽ đứng chữ bệnh.
Có quan niệm lại cho rằng, khi mua vòng tay phong thủy nên chọn số hạt vòng lẻ như 17 hạt, 19 hạt, 21 hạt…vì số lẻ thuộc tính dương sẽ mang đến những nguồn năng lượng tốt cho bạn.
2 quan niệm trên mặc dù được đông đảo người tin tưởng nhưng không hoàn toàn chính xác. Bởi theo sách nhà Phật các con số chẵn cũng có ý nghĩa riêng của nó còn những nhà phong thủy bậc thầy cũng nói không nên quá tin tưởng vào điều này.
Cuộc sống có rất nhiều mặt và chiếc vòng tay cũng có nhiều ý nghĩa, người đeo không cần nhất thiết phải tin vào một quan niệm về sinh – lão – bệnh – tử mà chỉ cần chiếc vòng tay đó đeo vừa tay với mình, hợp với bản thân bởi vòng tay của Phong thủy Huyết Long là vòng tay mang tính Phật, khi người mua vòng thì cũng đã là một Phật tử rồi.
-> Mua ngay Vòng Tay Phong Thủy uy tín chất lượng
Xem thêm:
- Ý nghĩa của số hạt vòng phong thủy theo Phật giáo
- Vòng phong thủy Huyết Long hợp với người mệnh gì (Phần 1)?