Không ít người trong chúng ta tin rằng, tháng 7 âm lịch hay được gọi là “tháng cô hồn” là một tháng không đem lại may mắn.
Và cũng chính bởi quan niệm đó mà hàng tá điều kiêng kỵ được đưa ra trong tháng này, một vài trong số đó là không treo chuông gió đầu giường, không phơi quần áo vào ban đêm, không chụp ảnh hay gọi tên nhau vào ban đêm, không được đi chơi đêm…
Ngoài ra, tùy theo vùng miền còn có các kiêng kỵ như không khởi công, khánh thành nhà mới, xây dựng gia đình, không mở cửa hàng kinh doanh trong tháng cô hồn…
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi, dưới góc độ Phật giáo, “tháng cô hồn” liệu có thực sự tồn tại hay chỉ là quan niệm dân gian của người xưa mà thôi?
Và liệu rằng, chúng ta có cần kiêng kị nhiều điều trong tháng 7 âm lịch vốn được cho là xui xẻo này không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời.
Tháng 7 có thực sự xui xẻo?
Cần phải khẳng định, chưa có một tài liệu chính thống hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh tháng 7 là tháng không may mắn.
Có chăng, đó chỉ là quan niệm dân gian, là lời đồn đoán có phần hù dọa nhau về tháng mà Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ môn quan – khi những vong linh, cô hồn, người chết không được thờ tự, sống lang bạt sẽ được đi lại tự do trên trần thế mà thôi.
Và cũng từ chính những quan niệm ấy mà dân gian kiêng kỵ, tránh tiến hành những việc đại sự của bản thân, gia đình trong tháng này để không bị vong quấy, hay để tránh điều không may.
Không xây nhà, động thổ, cưới xin tháng 7 ư? Vì sao? Đó là vì tháng 7 là khoảng thời gian mưa nhiều nhất trong năm, nếu có động thổ, xây nhà, đào móng, cưới xin… thì gia chủ sẽ vất vả, mà còn ảnh hưởng lớn đến tiến độ thôi mà.
Dẫu biết rằng, ai cũng có thể có đức tin của mình, song đừng nên vin vào lý do đó để biến mình thành một người mê tín. Bởi đôi khi chính sự tin tưởng, sa đà quá mức sẽ khiến bạn vô tình để vuột mất may mắn hay những cơ hội tốt có 1-0-2.
Dưới góc độ Phật giáo, tháng 7 không phải là tháng cô hồn. Tháng 7 và đặc biệt ngày Rằm tháng 7 là ngày Tăng tự tứ – ngày mà chư tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ.
Do đó, đối với Phật tử thì tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trong chúng ta có thêm ý thức để trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu.
Tháng 7 âm lịch – tháng của mùa Vu Lan báo hiếu và Xá tội vong nhân
Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trong phong tục của người Việt, tháng 7 có lễ Vu Lan báo hiếu và Xá tội vong nhân chứ không hề có “tháng cô hồn”. Và đương nhiên, kèm theo đó, không có quan niệm tháng xúi ám, đen đủi nào trong năm cả.
Trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và Đông Á, tháng 7 âm lịch là mùa lễ hội Vu Lan báo ân, báo hiếu.
Trọng tâm của lễ hội Vu Lan báo hiếu nhằm giáo dục người Phật tử về lòng hiếu thảo, biết nhớ ơn và đền đáp công ơn của đấng sinh thành, từ đó tu dưỡng đạo đức để đẹp đời đẹp đạo.
Báo hiếu ở đây là báo hiếu với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi.
Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà tất cả chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. Do đó mà chúng ta cần “phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”… Vì thế, “xá tội vong nhân” nhờ vậy được hình thành.
Người xưa tin vào ngày Rằm tháng 7 – ngày Xá tội vong nhân – mọi tù nhân ở địa ngục, vong linh của người quá cố được nhờ ơn Đức Phật theo tinh thần báo hiếu của Tôn giả Mục Kiền Liên với mẹ nên có cơ hội được xá tội, được siêu sinh về cảnh giới an lành.
Bên cạnh đó, Đức Phật cũng thương tất cả những người chết mà không nơi nương tựa, và mong muốn tất cả những vong hồn đó cũng được siêu thoát.
Đây được cho là tinh thần bình đẳng, tinh thần yêu thương đùm bọc của người Việt đối với người sống và tất cả những người chết, không phân biệt đó là người thân của mình hay người ngoài.
Niềm tin tâm linh hiện hữu ở tất cả các dân tộc trên hành tinh này. Niềm tin ấy nhiều hay ít còn tùy thuộc vào tính chất tâm lý, lối nhận thức của từng người, từng dân tộc… song chung quy đều xuất phát từ khát vọng mong muốn của con người với niềm hi vọng mình luôn gặp may mắn.
Cho đến các sản phẩm làm từ gỗ sưa
Theo lời đồn trong dân gian, vòng gỗ sưa có thể trừ tà khí, ma quỉ, có thể dùng làm bàn thờ, đồ thờ để gia chủ phát lộc, trừ sạch tà khí. Mạt gỗ sưa đỏ người Trung quốc xưa dùng để ướp xác không bị phân hủy.
Các thầy cúng dùng gỗ sưa đỏ để làm phương tiện trừ tà (kiếm, đồ trấn yểm…) trừ tà, mạt gỗ sưa cho vào cốt bát hương, lõi tượng phật, tràng hạt… để trấn yểm….
Điều này khiến cho gỗ sưa có một ý nghĩa tâm linh quan trọng trong suy nghĩ của người Á Đông, và vào tháng cô hồn họ thường đi mua các vật phẩm làm từ gỗ sưa với hy vọng xua đi những vận đen trong tháng cô hồn cũng như mang đến tài lộc cho bản thân.
-> Mua Vòng Tay Gỗ Sưa Uy TínXem thêm: