Trong kiến thức phong thủy cơ bản chúng ta đều biết Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim thế nhưng đây chỉ là tổng quát. Trong ngũ hành ngoài tương khắc và tương sinh còn có phản khắc cùng phản sinh. Lấy một ví dụ đơn giản là Kim khắc Mộc nhưng nếu như Mộc vượng mà Kim suy thì không những không khắc được Mộc mà còn bị gãy.
Vậy nên khi mua vòng phong thủy Huyết Long có Mộc vượng hay các loại vòng phong thủy khác cần xem xét kỹ càng mệnh của bản thân để tránh xảy ra những điều không đáng có.
Trong bài viết “Vòng phong thủy Huyết Long hợp với người mệnh gì (phần 4)?” lần này chúng ta đến với người mệnh Kim và vòng phong thủy Huyết Long.
Truyền thuyết cây Huyết Long tại Ấn Độ
Cây Huyết Long có thể hấp thu vật chất, linh khí trời đất truyền lại cho cơ thể người, trợ giúp cơ thể khôi phục tinh lực, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
Ấn Độ thời xưa thiên tai tầng tầng lớp lớp, khí trời nóng bức, thiếu nước ít mưa, dẫn đến các loại ôn dịch bệnh khuẩn tràn lan, vương thất quyền quý có lòng từ bi dẫn đầu dân chúng đến triều bái Huyết Long Mộc ở trên đảo, lấy lá cây, rễ cây nấu canh đưa cho bách tính nghèo khổ bị lây nhiễm uống, để bách tính khử nóng, gia tăng sức miễn dịch.
Gỗ Huyết Long có tồn tại năng lượng thần bí, mùa thu dần dần chết đi, đến mùa đông thì đứng sừng sững giữa trời đất, mùa xuân đến lại tái sinh, chính là thể hiện sự thần bí của gỗ Huyết Long. Người Ấn Độ cổ đại sử dụng những cảm xúc đơn giản để tìm hiểu gỗ Huyết Long, họ tin rằng rễ Huyết Long Mộc cắm sâu đến Địa ngục, tán cây xanh lại đưa vào Thiên đường.
Chỉ có Mộc vương mới có thể đem Thiên đường, Nhân gian, Địa ngục kết nối với nhau; Chỉ có thông qua cây Huyết Long tại Thiên Đường tâm nguyện mới có thể thực hiện. Cho tới nay, vương thất quyền quý coi nó là sứ giả của Thiên đường cùng Địa ngục.
Cách bảo quản vòng phong thủy Huyết Long
Gỗ Huyết Long kị nước, phật châu làm từ gỗ Huyết Long tiếp xúc nước dễ bị phai màu, nếu như không cẩn thận đụng nước nhưng kịp thời lau khô thì sẽ không sao, không nên đem hạt vòng gỗ Huyết Long tiếp xúc cùng mồ hôi cơ thể, kể cả mồ hôi tay hay mồ hôi mặt, nếu không sẽ khiến cho bề ngoài hạt châu sẽ làm khô và xạm màu. Vòng tay gỗ Huyết Long chỉ cần đeo trực tiếp ở cổ tay và không được cùng vật cứng va chạm.
1, Làm sao để vòng phong thủy Huyết Long luôn sáng bóng?\
Dùng vải mềm liên tục lau xung quanh các hạt, làm cho dầu trong hạt gỗ bị đẩy ra ngoài, bao trùm mỗi hạt châu khiến cho các hạt châu sẽ không bị phai màu và luôn giữ được độ sáng bóng.
Có một số người cho rằng dùng tay miết lên các hạt châu (thay thế cho vải mềm) cũng được nhưng cách làm này là sai lầm. Bởi vì độ pH trong mồ hôi của mỗi người khác nhau, nếu dùng tay trực tiếp miết các hạt gỗ sẽ có tác động tiêu cực đến nó.
2, Làm sao để các hạt gỗ Huyết Long không bị nứt?
Đồ trang trí bằng gỗ thường nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi không đeo vòng trên tay, hãy tháo ra và đặt vòng vào hộp gỗ chuyên dụng mà shop đã gửi cho khách hàng để phòng tránh dầu của vòng bị bay mất.
Đề nghị khách hàng có thể dùng dầu ô liu cùng vải mềm thấm lên bề mặt từng hạt gỗ để giữ cho các hạt luôn ở tình trạng tốt nhất.
3, Trên hạt gỗ có lỗ nhỏ thì phải làm sao?
Cái gọi là lỗ nhỏ đó là đặc điểm của bản thân gỗ Huyết Long, không phải là lỗ hổng do các va chạm gây ra hay do chỗ mua vòng tay Huyết Long, các lỗ nhỏ này là lỗ tự nhiên được gọi là “Tông nhãn” (Mắt nâu).
Vòng phong thủy hợp với người mệnh Kim
Người mệnh Kim bao gồm:
Giáp Tý :1924, 1984 | Ất Sửu :1925, 1985 |
Nhâm Thân: 1932, 1992 | Quý Dậu : 1933, 1993 |
Canh Thìn: 1940, 2000 | Tân Tỵ: 1941, 2001 |
Giáp Ngọ: 1954, 2014 | Ất Mùi: 1955, 2015 |
Nhâm Dần: 1962, 2022 | Quý Mão: 1963, 2023 |
Canh Tuất: 1970, 2030 | Tân Hợi: 1971, 2031 |
1. Hải Trung Kim – 海中金 – (Vàng trong biển) Giáp Tý (1924 – 1984) và Ất Sửu (1925 – 1985)
Giáp Tí Ất Sửu thì Tí thuộc thủy, nơi hồ ao thủy vượng, lại là đất vượng của Thuỷ. Trong khi Kim “tử” ở Tí, mộ ở Sửu, Thủy vượng, Kim vào thế “tử mộ” nên mới gọi bằng Hải Trung Kim ví như kim trong lòng biển, khí thế bị bao tàng, có danh mà vô hình, có tiếng gọi mà không có thực, an tàng trong lòng biển như thai nhi nằm trong bụng mẹ.
Người mệnh này xét đến cùng mà nói thì không khắc Mộc bởi Kim trong biển thì mộc đâu có mà khắc, hơn nữa Kim này mang tính Thủy nhiều hơn nên mất đi sự sắc bén vốn có nhưng bù lại người mệnh Hải Trung Kim có sự biến hóa khôn lường.
Cho nên mệnh này mang vòng phong thủy Huyết Long không có ảnh hưởng gì nhưng xét về khía cạnh màu sắc thì lại hợp bởi các đường vân của gỗ Huyết Long có màu vàng uốn lượn như sợ tơ cùng tính Phật có trong vòng giúp người đeo luôn được bình an, khỏe mạnh.
2. Kiếm Phong Kim – 剑峰金 – (Kim đầu kiếm) Nhâm Thân (1932 – 1992) và Quý Dậu (1933 – 1993)
Nhâm Thân và Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã sinh vượng thì thành cương (là thép) vậy, cương thì vượt hơn ở kiếm phong, vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim.
Người mệnh này tưởng như bị Hỏa khắc nhưng thực ra cực kì hợp, bởi Kiếm Phong Kim nếu không có Hỏa thì làm sao có thể trở thành một thanh Kiếm đúng nghĩa, Kim cần có Hỏa tôi luyện trở thành một thanh Kiếm sắc bén, ấy nhưng mệnh này lại không thể khắc được Mộc vượng cũng bởi vì thế.
Kim chưa qua tôi luyện thì Kiếm quá yếu, làm sao có thể khắc được Mộc vương. Thế nhưng người mệnh này đeo vòng Huyết Long cực tốt, vòng phong thủy Huyết Long tuy là Mộc vượng nhưng lại có tính Hỏa có thể giúp Kim tôi luyện, mặt khác nếu sinh đúng vào tháng Hỏa hay Kim lại càng tốt trừ những người sinh vào tháng Mộc.
3. Bạch Lạp Kim – 白蠟金 – (Kim chân đèn) Canh Thìn (1940 – 2000) và Tân Tỵ (1941 – 2001)
Canh Thìn và Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim (hợp Kim của thiếc và chì). Kim dưỡng ở Thìn, sinh ở Tỵ, hình chất mới thành, chưa cứng cáp nên gọi bằng Bạch Lạp Kim. Người mệnh này không khắc Mộc
4. Sa Trung Kim – 沙中金 – (Vàng trong cát) Giáp Ngọ (1954 – 2010) và Ất Mùi (1955 – 2015)
Giáp Ngọ, Ất Mùi thì Ngọ là chỗ hỏa vượng, hỏa vượng thì kim bại. Mùi là chỗ của hỏa suy, hỏa tuy suy nhưng kim cũng đã cùn nhụt cho nên mới gọi bằng Sa Trung Kim. Người mệnh này giống người mệnh Kiếm Phong Kim.
5. Kim Bạc Kim – 金铂金 – (Kim mạ vàng, bạc) Nhâm Dần (1962 – 2022) và Quý Mão (1963 – 2023)
Nhâm Dần, Quí Mão thì Dần Mão là đất vượng của Mộc, Mộc vượng lên Kim suy. Theo Kim cục, vòng tràng sinh có Tuyệt đóng tại Dần và Thai ở Mão. Kim vô lực nên mới gọi là Kim Bạc Kim.
Mộc vượng Kim suy nên sức yếu, mỏng manh nhạt nhòa, yếu đuối, không mạnh mẽ cho nên không nên đeo vòng gỗ có Mộc vượng thêm nữa sẽ khiến cho Kim bị phản khắc đè mệnh.
6. Thoa Xuyến Kim – 钗钏金 – (Vàng trang sức) Canh Tuất (1970 – 2030) và Tân Hợi (1971 – 2031)
Canh Tuất, Tân Hợi có Kim cục đến vị trí Tuất là Suy, qua Hợi thành Bệnh. Kim mà ở vị thế Suy Bệnh tất nhiên bị nhuyễn nhược nên mới gọi là Thoa Xuyến Kim.
Thoa là cây trâm cho phụ nữ cài vào tóc. Xuyến là cái vòng đeo ở cổ tay của phái nữ. Vì Thoa Xuyến Kim là đồ dùng trang sức cho phụ nữ cho nên tính cương mãnh của Kim bị nhuyễn nhược.
Bởi vậy Kim của Tuất Hợi trở nên ẩn tàng, hình thể vỡ vụn, cho nên được bỏ vào chiếc hộp ở chốn khuê phòng, mới gọi là Thoa Xuyến Kim là vậy. Mệnh Thoa Xuyên Kim cũng tương tự như Bạch Lạp Kim và Hải Trung Kim.
Tổng kết:
- Kiếm Phong Kim (kim đầu kiếm) và Sa Trung Kim (vàng trong cát), cả hai khắc với Mộc (Kim khắc Mộc) vì hình kỵ, dù Mộc hao Kim lợi (Kim được khắc xuất, mất phần khắc) nhưng vẫn chịu thế tiền cát hậu hung (trước tốt sau xấu), do Kim chưa tinh chế nên không hại được Mộc vượng, không chém được cây lại thêm tổn hại. Cho nên khi đeo vòng phong thủy Huyết Long cần có hành Hỏa bổ trợ
- Hải Trung Kim (vàng trong biển), Bạch Lạp Kim (kim chân đèn), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức) và Kim Bạc Kim (kim mạ vàng, bạc) đều không khắc Mộc cho nên mang vòng Huyết Long rất tốt.
Xem thêm:
Cho tớ hỏi thế tớ sinh ngày 21 tháng 6 năm 1979 và là mệnh hoả với cả năm 1979 là năm kỷ mùi thì có đeo được vòng đeo tay bằng gỗ huyết rồng không hay không hợp và không đeo được